Viêm dạ dày - bệnh lý ngày cảng phổ biến và trẻ hóa

Chia sẻ bài viết

1. Nguyên nhân:

  Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, một số nguyên nhân chủ yếu đó là:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là vi khuẩn sau khi xâm nhập sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày người. Chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc. Chúng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành loét hoặc ung thư dạ dày.
  • Di truyền: Nếu người thân trong gia đình bạn bị viêm dạ dày thì bạn cũng có nguy cơ bị viêm dạ dày. Nhưng nếu bạn có thói quen sinh hoạt, và chế độ ăn hợp lý thì bạn sẽ hạn chế được nguy cơ này.
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm: Các loại thuốc giảm đau và kháng viêm  khi sử dụng lâu có tác dụng ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây đau và viêm loét dạ dày.
  • Stress: Căng thẳng, buồn phiền, tức giận, lo lắng, sợ hãi khiến mất cân bằng chức năng cho dạ dày làm dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày.
  • Ăn uống và sinh hoạt: Việc ăn uống không đúng bữa, không điều độ, ăn quá no hoặc quá đói, uống quá nhiều rượu dẫn đến hoạt động co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng, dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày và gây loét dạ dày.
  • Uống nhiều rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá nhiều sẽ gây viêm loét dạ dày nhiều hơn.
  • Các nguyên nhân tự miễn, do hóa chất ...

 2. Các triệu chứng viêm loét dạ dày gồm có: 

  • Đau bụng vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu chính của bệnh, cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát. Cơn đau xuất hiện vào lúc đói hoặc vào ban đêm có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
  • Ăn kém: Người có biểu hiện này có thể kém ăn do hệ tiêu hóa không tiêu, tức bụng, căng bụng dẫn đến ăn không ngon, kém ăn.
  • Ợ chua, ợ hơi: Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và ở lên nửa chừng và kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức ( dấu hiệu đau thượng vị).
  • Buồn nôn và nôn: Là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng . Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới dạ dày gây ra nôn như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.
  • Chảy máu tiêu hóa: hay còn gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Những biểu hiện cơ bản dễ nhận thấy của chảy máu tiêu hóa là như bị nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Khi người bệnh có hiện tượng này là do những bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày,...
  • Mất ngủ, ngủ chập chờn, gián đoạn, chủ yếu do nguyên nhân viêm loét dạ dày gây đau.
  • Rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, táo bón do việc tiêu hóa không ổn định.

 3. Mối nguy hiểm khi bị viêm dạ dày:

  • Hẹp môn vị: Biểu hiện đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối. Khi bệnh tiến triển nặng lên, đau thượng vị nhiều hơn, có khi đau lâm râm nhưng có khi đau dữ dội do ứ đọng thức ăn và dịch vị dạ dày.
  • Xuất huyết dạ dày: Là tình trạng dạ dày bị chảy máu do các vết viêm loét làm tổn thương, khi bị chảy máu phân thường đen như nhựa đường hoặc như bột cà phê, có mùi hôi thối như mùi phân hủy của xác động vật.
  • Thủng dạ dày: Nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nhưng không xuất hiện các triệu chứng như đau bụng hoặc triệu chứng đau rất mơ hồ. Những trường hợp đột nhiên bị thủng dạ dày mà không được cấp cứu kịp thời thì dễ dẫn tới viêm phúc mạc và rất dễ tử vong.
  • Ung thư dạ dày: Rất nhiều người bị viêm loét dạ dày sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao biến chứng thành ung thư, đặc biệt là những trường hợp viêm, loét bờ cong nhỏ, môn vị và viêm loét hang vị.

 4. Điều trị:

  • Bù nước và điện giải nếu người bệnh nôn ói nhiều.
  • Truyền máu khi có chỉ định nếu người bệnh mất máu do chảy máu dạ dày. 
  • Ngừng các thuốc người bệnh đang sử dụng mà có khả năng gây ra viêm loét dạ dày
  • Ngưng sử dụng các chất kích thích, rượu bia... 
  • Sử dụng các thuốc kháng tiết, thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm nếu phát hiện được tác nhân gây viêm loét dạ dày. 
  • Thay đổi thói quen xấu, cải thiện chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. 

(Ds. Nguyễn Thị Lý - Nhà thuốc Hải Phương)

Bài viết liên quan

Gọi miễn phí
Gọi miễn phí