Bệnh thường gặp

SUY TIM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Suy tim là một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Việc nhận diện sớm các triệu chứng của suy tim đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và xây dựng kế hoạch điều trị kịp thời, giúp kiểm soát tốt nhất những nguy cơ mà bệnh có thể gây ra.

NHỮNG DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG CỦA TUYẾN GIÁP CẦN LƯU Ý
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, có vai trò thiết yếu trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác, vì vậy chúng thường bị bỏ qua. Điều này dẫn đến việc chẩn đoán muộn và tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Việc nhận diện sớm các triệu chứng và thăm khám định kỳ là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Hãy lưu ý các dấu hiệu bất thường trong cơ thể và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ khi cần thiết.
HƯỚNG DẪN KIỂM SOÁT TỐT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI NHÀ

Đái tháo đường là một bệnh lý chuyển hóa mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết kéo dài, gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm tim, mạch máu, mắt, thận và hệ thần kinh. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các biến chứng như mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và đoạn chi. Việc kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường không chỉ giúp phòng ngừa mà còn làm chậm quá trình tiến triển của tổn thương các cơ quan, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

GIAO MÙA, CẨN TRỌNG VỚI CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP!

Vào thời điểm giao mùa, sự biến đổi bất thường của thời tiết và độ ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn gây bệnh hô hấp phát triển. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có hệ miễn dịch yếu, như trẻ nhỏ và người cao tuổi. Các bệnh hô hấp như cảm cúm, viêm mũi họng và các bệnh mãn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có thể bùng phát hoặc trở nặng trong giai đoạn này. Để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng, việc nắm rõ các biện pháp phòng tránh và chủ động chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng.

CHẢY MÁU CAM Ở TRẺ & NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng hết sức phổ biến, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ 2-10 tuổi. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ chưa được trang bị kiến thức cũng như cách xử trí đúng cho trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần trang bị những kiến thức sơ cứu ban đầu cơ bản để có thể giúp trẻ cầm máu và tránh những những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho trẻ.

NHỮNG THÓI QUEN DỄ GÂY SUY THẬN

Thận hoạt động suốt ngày đêm để giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách lọc chất độc, chất lỏng dư thừa và điều hòa huyết áp. Khi bị tổn thương, chức năng thận sẽ suy giảm, dẫn tới ứ trệ các chất độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tổn thương thận kéo dài nếu không được điều trị có thể dẫn tới suy thận, phải điều trị bằng lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều thói quen vô tình bạn làm mà không biết điều đó là không tốt cho thận. Vậy thói quen nào có khả năng gây tác động tiêu cực cho sức khỏe của thận?

CÁCH GIÚP TRẺ GIẢM SỔ MŨI TẠI NHÀ HIỆU QUẢ!

Hiện tượng sổ mũi xảy ra phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Mặc dù sổ mũi không hẳn là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ trong mọi trường hợp, việc tìm cách điều trị chứng sổ mũi ở trẻ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. 

CẨN TRỌNG NGUY CƠ SỞI TRÁI MÙA

Bệnh sởi rất dễ lây và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu. Tiêm vắc-xin phòng sởi là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH BẠCH HẦU

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất gây dịch, chủ yếu lây truyền theo đường hô hấp, do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 70% là ở trẻ dưới 15 tuổi và chưa tiêm vắc-xin. Ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh cũng lên tới 5-10%. Hiệu quả vaccine bạch hầu đạt khoảng 97%, miễn dịch có hiệu quả lên đến 10 năm và sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, nếu không tiêm mũi nhắc lại sau mỗi 10 năm vẫn có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu.

Gọi miễn phí
Gọi miễn phí