Bỏng – Các cấp độ bỏng – Hướng dẫn xử lý

Chia sẻ bài viết

1. Các cấp độ của bỏng

Dựa trên sự thương tổn của da sẽ có 3 cấp độ chính của bỏng là:

  • Bỏng độ 1: da tấy đỏ, không có phỏng nước
  • Bỏng độ 2: bề mặt da xuất hiện mụn nước, da bị phồng rộp
  • Bỏng độ 3: diện tích phồng rộp lớn, da chuyển màu trắng.

Thường bỏng sẽ chỉ rơi vào 3 cấp độ trên, tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt nặng nguy hiểm sẽ xuất hiện toàn bộ triệu chứng độ bỏng 3 với diện rộng hoặc gây tổn thương tận cơ, xương, mạch máu, thần kinh …

Bỏng độ 1

Đây là độ bỏng nhẹ nhất tương đương với những tổn thương ít nhất. Bỏng độ 1 chỉ ảnh hưởng lớp biểu bì da ngoài cùng.

Dấu hiệu cho cấp độ bỏng thứ nhất gồm: vùng da tiếp xúc nhiệt đỏ tấy nhẹ, đau rát, sưng lên, khi lành vết bỏng vùng da đó sẽ khô và bong tróc da. Độ bỏng 1 sẽ thường lành nhanh chỉ trong khoảng 3-5 ngày, ít khi để lại di chứng sẹo.

Nếu bỏng rộng tại những vùng da như: đầu gối, xương sống, khuỷu tay, cánh tay hay vai... thì vẫn nên đến gặp bác sĩ tránh những rủi ro không đáng có sau này.

Ở cấp độ bỏng 1, người bệnh vẫn có thể ở nhà, tự điều trị, tự chăm sóc bằng các phương pháp đơn giản.

Bỏng độ 2

Bị bỏng độ 2 sẽ nghiêm trọng hơn độ 1. Vùng da bị tổn thương đã không còn chỉ là lớp da biểu bì trên cùng. Khi này, bề mặt da trở nên phồng rộp, đỏ rát, đau nhức. Mụn nước sẽ có cơ hội phát triển trên bề mặt da. Dần dần mô da trở nên dày, mềm, nhìn giống vảy, chúng gọi là tiết dịch fibrinous. Bỏng trên da là tổn thương mỏng manh nên cần được vệ sinh sạch sẽ, cần được băng gạc bảo vệ đúng cách, để tránh nhiễm trùng để vết thương mau lành.

Vết bỏng ở độ 2 thường mất khoảng 3 tuần mới lành.

Bỏng độ 3

Cấp độ thứ 3 là trường hợp gặp bỏng rất nặng và gây thiệt hại lớn. Bỏng đến độ này thường là bỏng sâu ảnh hưởng không chỉ bề mặt hay lớp da ngoài mà thương tổn đã lan rộng ra đến mức người bệnh không còn cảm nhận đau đớn. Bỏng này nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến dây thần kinh.

Diện tích bỏng là quan trọng. Bỏng càng rộng thì tỷ lệ tử vong càng cao. Bỏng trên 15% ở người lớn, bỏng 8% ở trẻ em coi như là nghiêm trọng.

Bỏng cấp độ 3, người bệnh có thể quan sát thấy: vòng da tiếp xúc nhiệt độ trở nên sáp và chuyển sang màu trắng, có những vùng da đã bị xém nâu sẫm. Trường hợp này thường không còn xuất hiện những nốt mụn nước và đặc biệt cần khắc phục qua phẫu thuật. Vì bỏng độ 3 không được điều trị và phục hồi dứt điểm sẽ để lại di chứng hay co rút cơ nghiêm trọng. Tuy vào diện tích bỏng nặng hay nhẹ mới kết luận được thời gian phục hồi.

Với bỏng cấp độ 3, người bệnh không nên cố gắng điều trị tại nhà mà cần đến cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ để điều trị đúng cách, tránh mọi biến chứng, di chứng có thể xảy ra đặc biệt nguy cơ gây tử vong khi bị bỏng nặng.

2. Cần làm gì khi bị bỏng

Sơ cứu ban đầu khi bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm.

  • Loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có tác nhân.
  • Ngâm ngay phần bị bỏng vào trong nước sạch, mát hoặc dưới vòi nước đang chảy (nhiệt độ nước khoảng 15 - 20 độ C là tốt nhất. Thời gian khoảng 15 - 20 phút). Việc này có tác dụng giảm độ sâu bỏng, giảm đau, giảm phù nề. Sau đó, sử dụng gạc hoặc khăn bông thấm nước đắp vào chỗ bỏng để bớt đau.
  • Nếu là trẻ nhỏ thì cho bú, trẻ lớn hơn thì cho uống nước nhiều, nước đường có pha chút muối ăn hoặc dung dịch Oresol để phòng sốc bỏng.
  • Tùy vào tình trạng của vết bỏng mà bạn có thể mua thuốc trị bỏng bôi tại nhà hoặc đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Một số thuốc điều trị/sơ cứu bỏng ban đầu:

        - Thuốc Panthenol dạng kem bôi

Tuyệt đối thực hiện tránh:

  • Không được ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh,
  • Không bôi nước mắm, vắt nước củ ráy hoặc củ chuối lên vết bỏng.
  • Không bôi kem đánh răng lên vùng bị bỏng.
  • Không chọc vỡ các bóng nước để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng

Bài viết liên quan

Gọi miễn phí
Gọi miễn phí