Bệnh hen phế quản

Chia sẻ bài viết

Hen phế quản hay dân gian còn gọi với tên hen suyễn. Bệnh hen xảy ra với tình trạng đường thở bị sưng lên, thu hẹp lại và có thể tiết nhiều chất nhầy gây khó thở và kích thích cơn ho xuất hiện. Tình trạng bệnh xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với các dị nguyên, với môi trường gây kích thích đường thở. Tiếng thở có đặc trưng với tiếng thở rít và thường bệnh nhân thở nông, nặng nhọc. Bệnh ở thể nhẹ gây giảm sút chất lượng cuộc sống nhưng có thể nghiêm trọng khi đe dọa tính mạng nếu không ngắt được cơn hen kịp thời.

Hen phế quản là bệnh mãn tính, không lây. Qua nghiên cứu đánh giá đã được ghi nhận, bệnh hen có các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh bao gồm:

-          Tính di truyền. Có người thân trong gia đình mắc bệnh, khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn.

-          Giới tính và tuổi tác. Trẻ trai có khả năng mắc hen suyễn cao hơn trẻ gái. Đến lứa tuổi 20 tỷ lệ mắc bệnh không khác nhau giữa hai giới, và sau 40 tuổi, phụ nữ có khuynh hướng mắc bệnh nhiều hơn.

-          Tiền sử dị ứng, mắc các bệnh lý như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng

-          Thừa cân, béo phì

-          Hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm với khói thuốc lá

-          Các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp như khói bụi, hóa chất dùng trong nông nghiệp, xây dựng.

Đặc trưng của Cơn hen xuất hiện là yếu tố tiếp xúc tác nhân kích thích có tính đặc trưng với cá thể. Thông thường, các tác nhân được ghi nhận gồm:

-          Phấn hoa, bào tử nấm mốc, lông động vật, khói, bụi…

-          Nhiễm trưng đường hô hấp, cảm lạnh, cảm cúm…

-          Hoạt động thể chất quá mức, kích thích quá độ cảm xúc …

-          Tiếp xúc với môi trường hóa chất, không khí lạnh, khô …

-          Dị ứng thức ăn, đồ uống …

-          Do bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Bệnh hen phế quản chi lên cơn khi bệnh nhân gặp các tác nhân. Như vậy, đối với bệnh hen phế quản, ta cần lưu ý:

-          Tránh để bệnh nhân tiếp xúc các tác nhân gây lên cơn hen. Mỗi bệnh nhân có mức độ nhạy cảm với tác nhân kích thích gây cơn hen khác nhau. Và như vậy, mỗi bệnh nhân cần nắm được tác nhân gây cơn hen của mình để chủ động phòng tránh có hiệu quả. Điều này cũng đặc biệt có ý nghĩa khi hỗ trợ, cấp cứu người lên cơn hen, đó là ngay lập tức phải đưa bệnh nhân tránh xa khỏi tác nhân gây cơn hen.

-          Với bệnh nhân đã có tiền sử hen, yếu tố điều trị dự phòng là hết sức quan trọng. Bệnh nhân cần nhận diện các dấu hiệu báo trước của một cơn hen như ho, thở dốc, thở rít. Bệnh cần được thăm khám bằng các xét nghiệm đo chức năng hô hấp như đo phế dung, đo lưu lượng đỉnh, xét nghiệm dị ứng… Tùy theo đặc điểm cá nhân (thói quen sinh hoạt, điều kiện lao động …). Bệnh nhân cần tuân thủ đúng và đủ việc dùng thuốc dự phòng. Cần hết sức chú ý, không tự ý ngưng dùng thuốc ngay cả khi thấy triệu chứng thuyên giảm hoặc không xuất hiện cơn hen, bởi khi đã lên cơn hen thì thuốc dự phòng không còn giá trị mà bắt buộc phải dùng thuốc cấp cứu.

-          Các biện pháp nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực của bệnh nhân góp phần tích cực trong điều trị bệnh hen: phòng tránh các yếu tố nguy cơ, cai thuốc lá, tập thể dục hợp lý theo thể trạng sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, giữ tinh thần lạc quan...

Thuốc điều trị bệnh hen hiện đang được điều chế dạng viên uống hoặc dạng hít với các ưu và nhược điểm khác nhau. 

- Thuốc dạng uống. Có ưu điểm là dễ sử dụng, giá thành thấp; nhược điểm là liều dùng cao, tác dụng chậm và tác dụng toàn thân cùng với khả năng tác dụng phụ nhiều.

- Thuốc dạng hít. Có ưu điểm là liều dùng thấp, tác dụng nhanh (3-5 phút) và ít tác dụng phụ; nhược điểm là khó sử dụng, giá thành cao và tác dụng phụ nếu có là tại chỗ.

 

Bài viết liên quan

Gọi miễn phí
Gọi miễn phí