Lưu ý khi tập chạy

Chia sẻ bài viết

Chọn giày chạy phù hợp

Giày trong chạy bộ là hết sức quan trọng khi đóng vai trò quyết định lớn đến thành tích chạy, bảo vệ xương khớp vận động viên. Việc đi giày sai cỡ, đi giày quá cũ, mòn đế hoặc giày không thích hợp với hình thức chạy. Điều này có thể gây tới những tổn thương cho bạn trong quá trình luyện tập.

Dù bạn là người chạy vì sức khỏe hay có kế hoạch tập luyện cho cự ly marathon hoặc xa hơn, một đôi giày chạy phù hợp sẽ cung cấp cho bạn một sự hỗ trợ tốt nhất không chỉ cho bàn chân mà cả toàn bộ cơ thể

Mặc sai trang phục

Thành tích chạy, thêm động lực để chạy cũng có góp phần từ trang phục chạy. Trang phục trước hết cần đảm bảo tính năng bảo vệ cơ thể, bảo vệ sức khỏe vận động viên. Khi bạn mặc quá nhiều, hay quá ít quần áo so với điều kiện thời tiết sẽ là nguy cơ làm giảm hiệu năng hoạt động khi cơ thể có thể bị sốc nhiệt do nóng hay cảm lạnh. Điều này gây nên những vấn đề với bệnh tim mạch, chứng cảm lạnh hay co rút cơ.

Không khởi động khi tập luyện

Trước mỗi buổi chạy, các bạn nên dành thời gian từ 5-10 phút cho các động tác khởi động để nhận về cho mình những lợi ích vô cùng hấp dẫn dưới đây.

  • Đầu tiên, khởi động là cách giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu, bổ sung máu đến các nhóm cơ chuyên dụng cho việc chạy bộ. Yếu tố này không chỉ giúp cơ thể trở nên linh hoạt mà còn gia tăng chất nhờn tại sụn khớp, làm nóng các cơ để ngăn ngừa chấn thương có thể xảy ra.

  • Việc khởi động cũng giúp tạo sự kết nối giữa não bộ và các chi. Từ đây, các cơ sẽ được bổ sung năng lượng để giúp các bạn đạt được thành tích như mình mong muốn.

  • Quá trình khởi động kỹ lưỡng là cách giúp bạn giải tỏa về mặt tinh thần, đặc biệt là khi tham gia những cuộc đua lớn. Bạn sẽ thêm phần tự tin khi chính thức bước vào cuộc đua để nhận về thành tích tốt nhất.

Chạy quá sức

Sai lầm này thường gặp phần lớn ở những người bắt đầu tập luyện. Lí do bởi họ quá hào hứng nên thường tập quá sức, vì cho rằng chạy càng nhiều càng tốt. Điều này chính là nguyên nhân gây sai khớp, đau gối.. vv... Hãy lắng nghe cơ thể và có thời gian cho cơ thể phục hồi sau mỗi buổi chạy "ép phê" 

Ăn uống và chạy bộ

Chạy bộ là hoạt động thể lực tiêu tốn calo, có tác động toàn thân. Do vậy, bạn không nên tập chạy lúc quá đói hoặc quá no. Tốt nhất là bữa ăn cách 2 tiếng đồng hồ trước khi chạy, và sau khi chạy dành 30 phút cho cơ thể nghỉ ngơi rồi chúng ta mới tiếp tục ăn để cung cấp năng lượng. Bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp đáp ứng nhu cầu năng lượng, vitamin và nước.

Về cung cấp nước

Chúng ta nên cung cấp nước trước, trong và cả sau khi tập chạy một cách hợp lý và vừa phải. Hãy uống từng ngụm nhỏ, đừng uống nhiều quá vì nó sẽ gây tình trạng bị ứ đọng nước trong cơ thể và khiến cho bạn cảm giác mệt mỏi hơn.

Tư thế chạy bộ

Tránh ngửa người về phía sau hoặc chúi người về phía trước. Có một mẹo nhỏ là chúng ta sẽ nhìn thẳng khoảng 3-15m về phía trước để có một tư thế chính xác.

Bạn không nên nắm chặt bàn tay vì như thế cũng khiến cơ thể bị căng cứng. Hãy thả lỏng và nắm tay hờ hờ thôi nhé.

Cẳng tay nên để ở tư thế không nhỏ hơn 90-110 độ so với bắp tay để lưu thông máu được dễ dàng

Cách đặt chân tiếp đất khi chạy

Thông thường những vận động viên chạy cự ly ngắn thường sử dụng mũi chân, nhưng điều này khá nguy hiểm nếu chúng ta tập không đều đặn hay chỉ tập để khỏe người.

Bởi nếu sử dụng mũi chân nhiều quá, nó sẽ khiến cho toàn bộ vùng dây chằng ở bàn chân của bạn bị co thắt có thể dẫn tới tình trạng sái mắt cá hoặc đau khớp gối.

Vậy cách tiếp đất an toàn như thế nào?

Rất đơn giản thôi, bạn hãy đặt cả bàn chân xuống đất và lướt nhẹ từ gót chân lên mũi chân.

Thả lỏng, thư giãn sau khi chạy

Hãy hạn chế việc ngồi xuống và gập toàn bộ cơ thể. Điều này sẽ khiến cho máu lưu thông không tốt và cung cấp lại năng lượng cho những vùng cơ hoạt động.

Vì thế, khi chạy xong chúng ta hãy từ từ giảm tốc độ và chuyển dần sang động tác đi bộ. Bạn hãy đi bộ 5-10 phút để cơ thể trở lại với nhịp sinh hoạt bình thường.

Bài viết liên quan

Gọi miễn phí
Gọi miễn phí