CÁCH GIÚP TRẺ GIẢM SỔ MŨI TẠI NHÀ HIỆU QUẢ!

Chia sẻ bài viết
Mũi là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp. Bộ phận này đóng vai trò là “cửa ngõ” ra vào của không khí. Thông thường, bên trong mũi được bao bọc bởi lớp niêm mạc cùng một lớp chất nhầy. Chúng có chức năng là ngăn cản bảo vệ hệ hô hấp khỏi các bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập. Khi bộ phận biểu mô nằm trong mũi chịu sự kích thích của các yếu tố bên ngoài như khí hậu, dị vật, viêm nhiễm mũi do vi khuẩn,... sẽ khiến cho lớp biểu mô này tăng cường tiết chất dịch. Từ đó tạo nên hiện tượng sổ mũi ở trẻ nhỏ. Khi trẻ gặp phải vấn đề này thường cảm thấy rất khó chịu. Bởi chất dịch nhầy sẽ khiến cho quá trình hô hấp của trẻ gặp khó khăn.
 
Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi  ?

Trẻ bị sổ mũi có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu là do môi trường, sự thay đổi đột ngột của khí hậu. Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh có sức đề kháng rất kém. Chính vì vậy trẻ thường rất dễ bị sổ mũi trong điều kiện thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Thường nguyên nhân chủ yếu là do trẻ bị cảm lạnh. Khi bị cảm lạnh, trẻ bị sổ mũi sốt nhẹ, ho, quấy khóc và biếng ăn. 

Trong một số trường hợp, khi tiếp xúc với một số vật lạ, trẻ sẽ bị dị ứng. Dấu hiệu của việc trẻ bị dị ứng có thể là nổi mẩn đỏ gây ngứa khắp người, sổ mũi, hắt xì. Tình trạng dị ứng này chỉ xảy ra ở một vài trẻ và mỗi trẻ sẽ thường là dị ứng với những vật khác nhau ví dụ như cánh hoa, lông chó mèo,...Bên cạnh đó, niêm mạc mũi trẻ rất nhạy cảm, đặc biệt với gió, bụi, khói hóa học, khói thuốc lá và sữa (khi bé bị ọc sữa)... gây ra tình trạng sổ mũi. Khi niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng, sẽ gây ra các triệu chứng như: thở ồn ào, chảy nước mũi trong, hắt hơi....

Ngoài ra, trẻ bị sổ mũi cũng có thể do xuất hiện dị vật bên trong khoang mũi. Khi trẻ vui chơi với các món đồ chơi có kích thước nhỏ, trẻ có thể nhét các đồ vật này vào mũi mà bố mẹ không kịp ngăn cản. Những dị vật này khi bị nhét vào trong khoang mũi của các bé sẽ rất khó lấy ra. Khi đó trẻ thường sẽ bị chảy nước mũi, kèm theo đau đớn khó chịu.

Trẻ bị sổ mũi kéo dài không chỉ là một vấn sức khỏe khiến trẻ khó chịu mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ba mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để có cách điều trị hiệu quả cho trẻ.

Mẹo giúp trẻ giảm sổ mũi hiệu quả tại nhà ?
  • Sử dụng nước muối sinh lý: Để giúp trẻ thoải mái hơn khi bị sổ mũi, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý là một giải pháp hiệu quả. Rửa mũi thường xuyên giúp giảm nhầy mũi, hô hấp trở nên dễ dàng hơn. Nước muối sinh lý còn tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe mũi của trẻ. Lưu ý khi xịt mũi, bố mẹ hãy đặt trẻ nằm nghiêng và đảm bảo đầu của trẻ cao hơn chân. Điều này giúp tránh tình trạng trẻ sặc hoặc ngạt nước. Khi xịt, bố mẹ hãy xịt chéo sang hai bên của mũi trẻ để đảm bảo an toàn.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cha mẹ cần phải nâng cao sức đề kháng từ bên trong. Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, soup hoặc thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch. Đồ ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo cần được hạn chế tối đa. Tuy nhiên không nên ép trẻ ăn mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
  • Chú ý vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm. Có thể cho trẻ tắm nước gừng ấm, dịch mũi của sẽ lỏng ra, giúp trẻ dễ xì ra ngoài cũng như mẹ có thể dễ dàng làm sạch chất nhầy bên trong hốc mũi bằng dụng cụ chuyên dụng.
  • Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ để nước mũi chảy ra ngoài, không chảy ngược vào trong gây nghẹt mũi.

Sổ mũi ở trẻ nhỏ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây ra nhiều khó chịu. Vì vậy, cha mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ và hiểu rõ về cách điều trị tại nhà như dùng thuốc, vệ sinh, hút mũi… để can thiệp từ sớm, giúp các con giảm bớt khó chịu. Hãy:

  • Cho trẻ được tiêm đầy đủ các loại vaccine như cúm, phế cầu hay các loại vaccine virus để trẻ có đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm hoặc giảm nguy cơ biến chứng nặng.
  • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Vệ sinh mũi họng hàng ngày và thường xuyên rửa chân tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ở nơi đông người hoặc từ nhà trẻ trở về nhà…
  • Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, đồng thời hạn chế cho trẻ đến những nơi tụ tập đông người

Tuy nhiên, hãy lưu ý, dù trẻ bị sổ mũi do bất cứ nguyên nhân nào, bố mẹ cũng không nên chủ quan. Hãy đến trẻ đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện khi trẻ gặp các triệu chứng sau:

  • Trẻ sổ mũi kèm sốt cao
  • Nôn ói, khóc không ngừng...
  • Nghi ngờ dị vật lọt vào mũi
  • Có triệu chứng sổ mũi do dị ứng

Trên đây là một số thông tin tham khảo giúp ba mẹ giảm sổ mũi cho trẻ hiệu quả ngay tại nhà. Theo dõi thêm các bài viết khác của Nhà thuốc Hải Phương để thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe an toàn cho cả gia đình.

 

Bài viết liên quan

Gọi miễn phí
Gọi miễn phí